Bếp nào phù hợp với gia đình Việt? So sánh các loại bếp phổ biến.

 

Bếp nấu là thiết bị quan trọng trong nhà bếp, giúp chúng ta nấu nướng và chuẩn bị các món ăn. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện sử dụng, mỗi gia đình có thể chọn cho mình loại bếp phù hợp. Hãy cùng Song Nguyễn khám phá các loại bếp được sử dụng phổ biến tại Việt Nam qua bài viết dưới đây, cùng với khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của từng loại.

1. Bếp Gas

1.1 Đặc điểm:
Bếp gas là thiết bị nấu nướng gắn liền với nhà bếp. Cho khả năng sinh nhiệt từ việc đốt cháy khí gas cung cấp nhiệt năng làm chín thức ăn. Thông thường bếp gas sẽ có 8 bộ phận chính đó là: Thân bếp, núm, họng chia gas, kiềng bếp, hệ thống tự ngắt gas, mâm chia lửa, hệ thống đánh lửa.

Bếp gas

1.2 Ưu Điểm:

  • Cung cấp nhiệt tức thời và có thể tắt nhiệt ngay lập tức.
  • Có thể sử dụng với hầu hết các loại xoong nồi khác nhau. Không kén chọn như 1 số loại bếp khác. 
  • Có thể điều chỉnh ngọn lửa chính xác, trực quan.
  • Có thể sử dụng ngay cả khi mất điện
  • Giá cả bình dân. Đây là loại bếp được đánh giá là rẻ nhất hiện nay.

1.3 Nhược Điểm:

  • Lãng phí nhiệt lượng dùng để đốt nóng không khí đến 60%.
  • Bếp gas tạo ra khí CO trong quá trình nấu nướng. Chính vì vậy mà bếp được đánh giá không thân thiện với môi trường.
  • Ám mùi trong phòng bếp, các đồ vật xung quanh. 
  • Dễ gây ra cháy nổ, hỏa hoạn…. sự cố đáng tiếc.
  • Khó vệ sinh.

1.4 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bếp gas khác nhau. Nhưng thông thường được chia thành 5 loại chính đó là:

  • Bếp gas âm: Là loại bếp gas có phần thân bếp thiết kế chìm dưới bàn bếp. Sau khi lắp đặt nó không thể di dời theo ý muốn phải cố định trên bàn bếp.
  • Bếp gas dương: Là loại bếp gas thường thấy có thể vận chuyển đến các vị trí trong bếp một cách dễ dàng
  • Bếp gas hồng ngoại: Là loại bếp gas có đầu đốt hồng ngoại thường bằng gốm Ceramic, đầu đốt đặc điểm là có hàng ngàn lỗ nhỏ li, giúp gas tiếp xúc nhiều hơn với không khí. Tăng hiệu suất của bếp gas lên đáng kể. 
  • Bếp gas mini: Là loại bếp gas nhỏ còn được biết đến là bếp gas đơn chỉ có một vùng nấu.
  • Bếp gas công nghiệp: Là loại bếp có công suất lớn lượng gas đốt cháy nhiều tạo lửa lớn phục vụ những bữa ăn nhà hàng, cỗ bàn,…

2. Bếp Từ

2.1 Bếp từ

Bếp từ là bếp điện hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường giữa dòng điện và cuộn dây. Cuộn dây dẫn điện được đặt dưới một tấm vật liệu và thường được làm từ sứ thủy tinh vì tính chất cách điện, cách nhiệt và thẩm mỹ cao của chất liệu này. Bộ phận này cũng chính là mặt của bếp, tiếp xúc trực tiếp với nồi.

Dựa vào tính chất cảm ứng điện từ nên nhiệt từ cuộn dây chỉ sinh ra khi mặt bếp tiếp xúc với nồi làm từ các nguyên liệu nhiễm từ như: sắt, thép, inox (bị nam châm hút)…

2.2 Ưu điểm:

So với bếp gas ở trên thì bếp từ hiện đại hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà bếp từ ngày càng chiếm được tình cảm, sự tin tưởng của người dùng. Với hàng loạt ưu điểm nổi bật như:

  • Tiết kiệm thời gian đun nấu và tiêu thụ điện năng so với các loại bếp khác. 
  • Nhiệt chỉ sinh ra ở vùng tiếp xúc với nồi nên không có nhiệt thất thoát. Giúp thức ăn chín nhanh hơn.
  • Thiết kế mặt kính an toàn, sang trọng và dễ dàng vệ sinh.
  • Bếp từ được trang bị nhiều chức năng tiện ích với các công nghệ hiện đại. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho bạn khi đun nấu.
  • Không thải CO2, không có bức xạ nhiệt.
  • Đa dạng kiểu dáng, phù hợp với nhiều đối tượng và vị trí lắp đặt trong bếp.

2.3 Nhược điểm của bếp từ

  • Bên cạnh những ưu điểm trên thì bếp từ vẫn còn tồn tại 1 số nhược điểm như:
  • Khó khăn trong việc chọn nồi nấu từ vì chỉ dùng được với nồi có đáy nhiễm từ.
  • Không hoạt động được khi mất điện.
  • Giá thành tương đối cao.

2.4 Phân loại bếp từ

Cũng giống như các loại bếp hiện nay, bếp từ cũng được chia thành các loại chính như sau:

  • Bếp từ đơn: Là loại bếp từ có một vùng nấu thường sử dụng để ăn lẩu gia đình vì nó rất linh hoạt, nhỏ gọn tiện lợi
  • Bếp từ đôi: Là bếp từ có hai vùng nấu(đôi) phục vụ nhu cầu nấu ăn từ 4 – 6 người.
  • Bếp từ âm: Loại bếp từ có phần thân lắp đặt âm bàn cố định không thể di chuyển sau lắp đặt.
  • Bếp từ dương: Là loại bếp từ có thể di chuyển tới các vị trí trong bếp một cách dễ dàng
  • Bếp từ hồng ngoại: Bếp kết hợp từ hai vùng nấu trở lên, trong đó có ít nhất một vùng nấu từ và một vùng nấu hồng ngoại
  • Bếp từ cảm ứng, bếp từ cơ,…

3. Bếp Hồng Ngoại

3.1 Bếp hồng ngoại 

Bếp hồng ngoại là loại bếp hiện đại, hoạt động trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Khi sử dụng, dòng điện trong bếp hồng ngoại sẽ đốt nóng các cuộn dây điện trở bên trong để tạo ra nhiệt, truyền đến mặt bếp làm chín thức ăn. Bếp hồng ngoại có thể sử dụng cho các loại nồi khác nhau. Đặc biệt là có thể nướng trực tiếp thức ăn được.

Bếp từ

3.2 Ưu Điểm:

Bếp hồng ngoại được nhiều hộ gia đình sử dụng. Bởi sở hữu hàng loại điểm cộng dưới đây:

  • Do bếp hoạt động với nguyên lý đốt nóng mặt kính rồi mới truyền đến nồi. Nên việc sử dụng bếp hồng ngoại bạn có thể sử dụng được nhiều loại nồi khác nhau. Và có thể dùng để nướng thức ăn.
  • Không sinh ra khói bụi, khí độc, bức xạ nhiệt trong quá trình sử dụng.
  • Bếp hồng ngoại được trang bị nhiều tính năng thông minh như hẹn giờ, khóa an toàn, cảnh bảo nhiệt dư vùng nấu…

3.3 Nhược Điểm:

  • Bếp phát ra ánh sáng đỏ trong vùng nấu dễ gây ra hiện tượng chói mắt. 
  • Trong quá trình sử dụng bếp để nấu thức ăn, lượng nhiệt thất thoát ra bên ngoài rất lớn. Tạo ra cảm giác nóng cho người dùng.
  • Nóng bếp, dễ gây ra hiện tượng bỏng.
  • Không sử dụng được khi mất điện.

3.4 Phân loại bếp hồng ngoại

Xét về kiểu dáng bếp thì bếp hồng ngoại được phân loại thành 3 mẫu chính đó là:

  • Bếp hồng ngoại sử dụng mâm nhiệt: Là loại bếp hồng ngoại phổ biến nhất hiện nay khi năng lượng hồng ngoại được sinh ra từ mâm nhiệt.
  • Bếp hồng ngoại sử dụng bóng đèn Halogen: Là loại bếp đun bằng năng lượng hồng ngoại phát ra từ bóng đèn Halogen
  • Bếp đơn hồng ngoại: Là bếp một vùng nấu
  • Bếp hồng ngoại đôi: Là bếp hai vùng nấu hồng ngoại
  • Bếp hồng ngoại đa vùng nấu: Là bếp nhiều hơn 2 vùng nấu có thể 3,4,5 vùng nấu
  • Bếp từ hồng ngoại: Là loại bếp có ít nhất một vùng nấu hồng ngoại và 1 vùng nấu từ.

4. Bếp từ kết hợp hồng ngoại

Bếp từ kết hợp hồng ngoại là một loại bếp bao gồm cả vùng bếp từ và vùng bếp hồng ngoại trong cùng một thiết bị. Trong đó, mỗi vùng nấu sở hữu đặc riêng biệt như:

– Vùng bếp từ: Chỉ tương thích với dụng cụ nấu có đế nhiễm từ. Bếp từ tạo ra một trường từ tích hợp trong mặt bếp. Khi nồi chảo có đáy từ được đặt lên bếp từ, trường điện từ tạo ra nhiệt độ cao, truyền nhiệt nhanh chóng và đều trên đáy nồi chảo.

– Vùng nấu hồng ngoại: Có thể sử dụng tất cả loại nồi chảo. Bếp hồng ngoại tạo ra nhiệt dựa trên bức xạ nhiệt của các tia hồng ngoại. Điều này giúp tăng cường quá trình nấu nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng.  

Bếp từ kết hợp hồng ngoại 

Bếp từ hồng ngoại là sự kết hợp hoàn hảo giữa cả hai công nghệ để tăng hiệu suất và tốc độ nấu ăn, giúp người dùng linh hoạt trong quá trình nấu nướng.

4.1 Ưu điểm

Thiết kế hiện đại: Sang trọng, mỏng và hiện đại, phù hợp với nhiều phong cách nội thất và không gian bếp.

Bếp từ kết hợp hồng ngoại thường có thiết kế sang trọng

Đa chức năng: Linh hoạt khi nấu ăn, có thể sử dụng bếp từ để nấu nhanh và nồi hồng ngoại để hâm nóng hoặc hầm chậm.

Bếp từ hồng ngoại đa chức năng 

Tiết kiệm thời gian: Nhanh chóng truyền nhiệt và đạt đến nhiệt độ mong muốn, không cần phải chờ lâu như bếp gas.

Tiết kiệm năng lượng: Tập trung nhiệt vào nồi chảo và thực phẩm, không tiêu thụ nhiệt không cần thiết, tự động tắt khi không có nồi chảo.

An toàn hơn: Không có ngọn lửa trực tiếp, giảm nguy cơ cháy nổ và tai nạn gây bỏng, tự ngắt khi quá nhiệt.

Dễ vệ sinh: Không có dầu mỡ trực tiếp, dễ dàng vệ sinh bằng cách lau mặt bếp bằng khăn.

Bếp từ hồng ngoại dễ vệ sinh

Điều khiển chính xác nhiệt độ: Điều chỉnh nhiệt độ chính xác và linh hoạt, phù hợp với từng loại món ăn và quản lý quá trình nấu nướng.

4.2 Nhược điểm

Sử dụng công suất điện lớn: Do có từ 2 đến 3 vùng nấu, bếp từ kết hợp hồng ngoại tiêu tốn nhiều điện. Điều này yêu cầu mạng lưới điện phải ổn định để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Giá thành cao: Bếp từ hồng ngoại thường có giá thành cao hơn so với các loại bếp khác trên thị trường, đây có thể là rào cản đối với những người có ngân sách hạn chế.

Không dùng chung nguồn điện với các thiết bị khác: Do sử dụng công suất lớn và tạo ra từ trường, bếp từ hồng ngoại có thể ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử khác trong nhà. Việc dùng chung ổ cắm có thể gây quá tải hoặc không đảm bảo nguồn điện ổn định cho các thiết bị khác.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã nắm bắt được các loại bếp được sử dụng ở Việt Nam. Cũng như ưu nhược điểm của từng loại để chọn cho gia đình mình 1 chiếc bếp phù hợp nhất nhé. Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thêm về các loại bếp bán chạy nhất hiện nay bạn vui lòng liên hệ Hotline 094.171.2552 hoặc với thông tin dưới đây.

 

Phụ Kiện Thiết Bị Bếp – Song Nguyễn

☎️ Số điện thoại: 094.171.2552

🏠 Địa chỉ:Lô B7, An Cựu City, phường An Đông, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Vietnam

📧 Email: noithatsongnguyen91@gmail.com

🌐 Website: thietbibephue.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *